Móng đơn là gì? Quy trình thi công móng đơn cho các công trình hiện nay
Theo dõi TPNY trênMóng đơn là gì? Móng đơn được ứng dụng vào những công trình nào? Cách thi công móng đơn ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Hãy tham khảo một số kiến thức về loại móng đơn dưới bài viết này với chúng tôi. Để có thể biết móng đơn là gì nhé.
Móng đơn là gì? Một số thông tin về móng đơn
– Đây là loại móng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Móng đơn có thể chịu một cột nhà lớn hoặc chùm cột đứng cạnh nhau. Tác dụng của móng đơn là chịu lực và dùng để gia cố hay xây dựng những công trình có tải trọng nhẹ. Những công trình thường thi công móng đơn như: nhà dân dụng. nhà ở từ 1 – 4 tầng, nhà kho,…
– Móng đơn thường được thi công trên nền đất ổn định, có độ cứng tốt
– Móng đơn thường có 4 loại đó là móng mềm, móng cứng hoặc loại móng kết hợp hay nằm riêng lẻ. Móng đơn có thể có nhiều hình dạng khác nhau như: hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông. Hình dạng của móng khác nhau sẽ tùy vào từng công trình xây dựng
Ưu điểm của móng đơn là gì?
Móng đơn là loại móng dễ thi công, chi phí lắp đặt thấp hơn những loại móng khác. Có thể thi công trên những nền đất yếu bằng cách đóng cọc tre, cọc bê tông hoặc cừ tràm
Cấu tạo của móng đơn
Cấu tạo của móng đơn là trụ dài, làm từ bê tông và thép. Bên cạnh đó còn có thể dùng cọc cừ tràm gọi là móng đơn cừ tràm. Đối với những nền đất thịt, đất bùn hay đất yếu thì đáy móng sẽ được đặt lên lớp đất pha với đá có chiều sâu tối thiểu là 1m. Việc này để giúp gia cố nền đất cứng cáp hơn. Để tránh trường hợp đất bị sạt lở sẽ làm ảnh hưởng sức chịu lực và chất lượng của nền móng
Hiện nay có nhiều công trình gia cố phần móng bằng dầm móng. Đặt cắt nhau hoặc thẳng hàng để giằng các móng lại, tránh xảy ra tình trạng lệch, lún các đài móng. Dầm móng có trọng lượng bao nhiêu còn phụ thuộc vào địa điểm thi công công trình
Quy trình thi công xây dựng móng đơn
Bước 1: Đóng cọc, đào hố móng
– Dựa vào bản vẽ thiết kế của công trình để xác định vị trí chính xác của cọc, khoảng cách của các cọc với nhau và kích thước cọc. Nếu thi công móng cọc cho những công trình có nền đất yếu. Bạn hãy đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm để gia cố nền đất. Tùy vào tính chất nền đất mà sử dụng lượng cọc cừ tràm nhiều hay ít. Nên sử dụng cọc cừ tràm có đường kính gốc khoảng 8 – 12cm và chiều dài khoảng 3.5 – 4.5m. Dùng máy cuốc để có thể đóng cọc cừ tràm sâu vào nền đất
Một số lưu ý khi thi công móng đơn cừ tràm
– Bạn chỉ nên áp dụng móng cừ tràm đối với những công trình tải trọng nhỏ và vừa. Một số công trình phù hợp với móng đơn cừ tràm như nhà trọ, nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho. Mật độ tối thiểu trên 1m2 là 25 cọc cừ để đảm bảo sức chịu tải cho nền móng. Đối với các công trình tải trọng lớn thì không nên thi công móng đơn cừ tràm. Vì có thể sẽ xảy ra tình trạng công trình bị sụt lún
– Thi công đào hố móng phải đo trước độ nông, sâu, diện tích hố móng phải đủ rộng. Để việc đổ bê tông đảm bảo yêu cầu kích thước so với toàn bộ tải trọng của công trình. Hố móng trong suốt thời gian thi công cần phải được khô ráo, khi có mưa không bị ngập nước. Nếu trong hố móng có nước thì cần sử dụng máy bơm thủy lực chuyên dụng để hút sạch nước ra trước khi thi công những công đoạn khác
– Khi đã đào hố móng xong thì hãy sử dụng những loại đất độ cứng ổn định. Hoặc loại đá 1×2, 3×4 để gia cố cho nền móng. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng máy đầm để đầm chặt bề mặt nền, giúp tăng độ cứng hơn
Bước 2: Tiến hành đổ bê tông để lót móng
– Sau khi bề mặt hố móng được làm phẳng thì đổ lớp bê tông lót móng. Lớp bê tông lót này được sử dụng để lót bên dưới giằng móng, phần bê tông móng và những cấu kiện có tiếp xúc với đất. Để giúp hạn chế tình trạng mất nước cho lớp bê tông trên. Bên cạnh đó còn giúp tạo cho bề mặt đà giằng, đáy móng độ bằng phẳng
Bước 3: Chuẩn bị cốt thép
– Bạn nên lựa chọn loại thép chất lượng, độ bền cao và có thương hiệu rõ ràng. Không nên sử dụng các loại thép kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Vì sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ công trình. Chỉ nên uốn, cắt thép bằng các phương pháp cơ học. Cốt thép được uốn và cắt phải đảm bảo phù hợp hình dáng của bản vẽ. Đầu chờ phải bảo vệ bằng túi nilon
Bước 4: Tiến hành đổ bê tông cho phần móng
– Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong thi công móng đơn. Trộn xi măng, cát, đá và nước theo đúng tỉ lệ yêu cầu. Đổ bê tông đúng nguyên tắc ở các vị trí xa trước, những vị trí gần đổ sau. Để có thể liên kết những chất liệu với nhau. Và còn để đảm bảo độ vững chãi, chắc chắn của công trình. Nếu phần chân móng bị ẩm ướt, nước đọng lại nhiều thì bạn nên tiến hành rút nước rồi làm khô bề mặt trước khi đổ bê tông. Để giúp tăng độ cứng hơn cho bê tông thì khi thi công đổ bê tông bạn nên lựa chọn những ngày trời có nắng và không mưa
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu một số thông tin về móng đơn có lẽ đến đây các bạn đã tự có câu trả lời cho mình về câu hỏi “móng đơn là gì?”. Bên cạnh đó TPNY cũng đã giới thiệu về quy trình thi công xây dựng móng đơn. Nếu bạn đang có nhu cầu cần thi công móng đơn cho công trình của mình. Hãy liên hệ trực tiếp đến TPNY để nhận được báo giá, tư vấn cụ thể hơn nhé.