Quy trình thi công chống thấm sàn mái hiệu quả nhất 100% OK
Theo dõi TPNY trênMục Lục
Chống thấm là một hạng mục vô cùng quan trọng của các công trình xây dựng. Việc chống thấm không chỉ được thi công khi ngôi nhà đã xuất hiện các dấu hiệu bị thấm. Mà ngay khi công trình mới xây dựng xong. Hoặc bạn muốn thi công chống thấm để bảo vệ ngôi nhà của mình tốt hơn. Thì có thể áp dụng các biện pháp chống thấm cho ngôi nhà của mình. Trong các hạng mục chống thấm thì chống thấm sàn mái cũng khá quan trọng. Vì sàn mái là bộ phận đầu tiên của ngôi nhà, tiếp xúc trực tiếp với mọi điều kiện thời tiết. Cần áp dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa tình trạng nước thấm dột xuống bên dưới nhà. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình thi công chống thấm sàn mái chi tiết nhất.
Hãy cùng công ty chống thấm TPNY chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Nếu xảy ra thấm dột mà không xử lý kịp thời thì có hậu quả gì?
Nếu ngôi nhà của bạn đã xuất hiện tình trạng thấm dột mà bạn không tìm cách khắc phục kịp thời. Sau một thời gian có thể bạn sẽ gặp phải gặp những hậu quả nghiêm trọng như:
- Sàn mái bị thấm dột nước lâu ngày sẽ thấm xuống tường bên dưới. Làm xuất hiện những vết loang lổ, bong tróc tường, sinh ra nấm mốc. Việc này rất có hại vì nấm mốc có nguy cơ phát sinh ra những vi khuẩn gây bệnh. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà
- Tình trạng thấm nước lâu ngày thì nước sẽ ngấm sâu vào bên trong kết cấu của công trình. Lâu ngày làm kết cấu công trình hư hỏng, giảm tuổi thọ công trình
- Với lượng nước ngày càng nhiều, làm thấm dột xuống bên dưới và tạo thành giọt nhỏ xuống sàn. Có thể sẽ làm hư hại đến những thiết bị đặt ở bên dưới
- Nếu để tình trạng thấm dột kéo dài thì sẽ làm tốn chi phí của gia đình nhiều hơn khi phải sửa chữa, khắc phục những vấn đề do thấm dột gây ra. Việc này sẽ mất thời gian hơn so với việc xử lý chống thấm từ ban đầu
Với những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do thấm dột. Tìm kiếm phương pháp chống thấm sàn mái để bảo vệ công trình được dài lâu là vô cùng cần thiết. Với những kinh nghiệm đã thực hiện nhiều công trình chống thấm khác nhau ở khắp nơi tại nước ta. Thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ quy trình thi công chống thấm của TPNY để các bạn tham khảo.
Ngoài ra TPNY còn nhận thi công chống thấm cho mọi hạng mục như: chống thấm sân thượng, chống thấm ban công, nhà vệ sinh, chống thấm sàn mái,… tại TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai và một số khu vực lân cận khác.
Quy trình thi công chống thấm sàn mái của TPNY có 3 bước như sau:
Có rất nhiều cách để chống thấm sàn mái. Tuy nhiên vật dụng hiện nay được nhiều gia đình áp dụng nhất là sơn chống thấm. Vì vật liệu chống thấm này có cách thi công dễ dàng, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó thì nó còn có khả năng chống thấm nước tốt, độ bền cao. Dưới đây là quy trình thi công chống thấm sàn mái đúng chuẩn.
Bước 1: Cần xử lý bề mặt sàn mái trước khi thi công chống thấm
Đây là bước đầu và cũng là bước quan trọng không kém trong quy trình thi công chống thấm.
- Trước tiên bạn cần xử lý thật sạch bề mặt. Có thể dùng những dụng cụ chuyên dụng hoặc máy hút bụi để loại sạch tạp chất, bụi bẩn bám trên bề mặt. Sử dụng dụng cụ đục để đục, làm sạch mọi phần vữa thừa, rong rêu mốc,… Dùng máy mài để tạo ma sát hơn cho bề mặt sàn mái. Xử lý bề mặt như vậy sẽ giúp bề mặt sạch sẽ và tăng độ bám dính hơn.
- Tiếp theo thì tìm những vị trí bị nứt, xuất hiện khe hở ở trên bề mặt. Sau đó dùng xi măng để trám bít lại những vị trí đó. Đối với lỗ rỗng, hốc bọng,… và những cổ ống thoát nước xuyên qua sàn. Bạn hãy đục rãnh với độ rộng từ 2 – 3cm, độ sâu 3cm. Cho đến khi bề mặt sàn đặc chắc, tiếp xúc nhiều được với chất chống thấm
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm sàn mái
Khi đã xử lý xong bề mặt thì tiếp theo sẽ đến công đoạn chống thấm. Đây là bước quan trọng nhất
– Quét lớp sơn chống thấm lên bề mặt sàn mái cần chống thấm. Để tạo độ láng, phẳng cho bề mặt. Ngoài ra thì đây cũng như là bước phủ kín những vết nứt một lần nữa dù là vết nứt nhỏ nhất.
Đợi cho lớp sơn thứ nhất khô thì quét tiếp lớp thứ 2 lên bề mặt. Đảm bảo lớp sơn thứ nhất khô rồi mới tiếp tục quét lớp thứ 2 lên (khoảng 12 giờ)
Chú ý: Lớp sơn thứ 2 cần được quét vuông góc với lớp sơn thứ nhất. Để hạn chế tình trạng bị nổi bọt khí. Ngoài ra ở những vị trí thường dễ bị thấm như cổ ống nước, góc chân tường. Bạn cần chú ý quét thật kỹ và lượng sơn cần nhiều hơn ở những vị trí này
Bước 3: Kiểm tra sàn mái và nghiệm thu
- Sau khi quá trình thi công đã hoàn thành thì bạn hãy để bề mặt khô tự nhiên khoảng 24 giờ sau. Ngâm sàn mái thử trong nước trong khoảng 24 giờ tiếp. Để kiểm tra tình trạng thấm dột. Quan sát kỹ xem trần nhà có bị thấm dột ở vị trí nào không. Nếu không thì có nghĩa quá trình chống thấm đã đạt hiệu quả tốt. Cuối cùng thì nghiệm thu để hoàn thiện công trình.
- Bạn có thể áp dụng thêm lớp vữa chống thấm cho sàn mái ở trên lớp sơn chống thấm. Điều này sẽ giúp bảo vệ bề mặt tốt hơn và giúp kéo dài tuổi thọ cho bề mặt chống thấm hơn.
Qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ về quy trình thi công chống thấm sàn mái đơn giản tại nhà. Hy vọng các bạn đã có thêm kinh nghiệm và kỹ thuật về quy trình chống thấm sàn mái để có thể tự xử lý tại nhà hiệu quả hơn.
Hoặc khi có nhu cầu chống thấm sàn mái, ban công, hay chống thấm bất kỳ hạng mục nào. Hãy liên hệ ngay đến TPNY chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn, hỗ trợ thi công cho công trình của bạn. Đảm bảo mang lại cho bạn công trình hoàn hảo nhất. Bằng những kinh nghiệm chúng tôi có được lâu năm. Chúng tôi sẽ khắc phục triệt để tình trạng thấm dột bạn gặp phải trong thời gian sớm nhất có thể. Hãy để chúng tôi mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất nhé.
Xem thêm:
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0825.281.514
- Email: tpny.vn@gmail.com
- Địa chỉ: 175/1 Cống Lỡ, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Website: http://tpny.vn/