Bảng tra diện tích cốt thép mới nhất & Công thức tính diện tích

Theo dõi TPNY trên

Thép là loại vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng. Dưới đây TPNY chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bảng tra diện tích cốt thép mới nhất để giúp bạn tra cứu các loại thép nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu về bảng tra cốt thép chúng ta hãy cùng nhau tham khảo một số khái niệm về cốt thép nhé

Cốt thép là gì?

– Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe về khái niệm bê tông cốt thép trong các công trình xây dựng. Cụm từ này nếu tách ra thì nó sẽ là 2 nghĩa riêng biệt. Nhưng ghép lại với nhau thì chúng sẽ có nghĩa bổ trợ nhau

– Vậy cốt thép là gì? Cốt thép là vật liệu xây dựng có thể chịu lực rất cao. Có khả năng chống lại được lực kéo của thép. Vậy nên cốt thép được dùng để thay thế, chịu lực kéo thay bê tông. Trong các công trình xây dựng hiện nay, những người kiến trúc sư thường sử dụng cốt thép làm vật liệu then chốt. Có thể nói cốt thép là vật liệu xây dựng rất quan trọng đối với các công trình

Phân loại cốt thép

Cốt thép thường được phân ra thành những dạng chính dưới đây:

  • Dựa vào công nghệ chế tạo sẽ chia thành 2 loại cốt thép là: cốt sợi kéo nguội và cốt thanh cán nóng
  • Dựa vào hình dạng bề mặt ngoài cũng sẽ chia cốt thép thành 2 loại: Cốt thép có gờ và cốt tròn trơn
  • Dựa vào điều kiện sử dụng cốt thép cũng sẽ được chia ra làm 2 loại: Cốt thép căng trước được dùng để tạo ứng lực trước và loại không căng trước (còn gọi là cốt thông thường)

Diện tích cốt thép là gì?

– Diện tích cốt thép là những thông số được sử dụng để tính toán những dầm và những cột để đặt cốt thép theo chiều dọc trong công trình xây dựng

– Các kỹ sư xây dựng thường đặt diện tích cốt thép làm tiêu chuẩn và đề ra những kế hoạch cụ thể. Lập danh sách để tính toán những việc cần làm. Để giúp cho quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn

Một số lưu ý khi bố trí cốt thép

  • Bề mặt trước khi thi công phải được vệ sinh thật sạch. Tuyệt đối không để bề mặt dính bùn hoặc vẩy gỉ sắt
  • Khi làm sạch thanh sắt bạn cần hạn chế tối đa để tránh thanh sắt bị ăn mòn
  • Những phần cốt thép cần phải được uốn thẳng để đảm bảo thi công đúng quy trình
  • Sau khi thi công, cốt thép cần phải đảm bảo đúng độ dày, hình dạng, kích thước,…
  • Vấn đề quan trọng nhất là bạn nên kiểm tra lại hết toàn bộ số lượng sắt thép trước khi thi công để xem có đủ số lượng không

Bảng tra diện tích cốt thép trong xây dựng mới nhất

Bảng tra diện tích cốt thép trong xây dựng cơ bản nhất

Bảng tra cốt thép thường chứa những thông tin gồm các thông số kỹ thuật đường kính cốt thép dọc theo dầm phù hợp theo diện tích tương ứng. Việc này vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng độ bền và chất lượng của công trình

Bảng tra diện tích cốt thép trong xây dựng cơ bản nhất

Bảng tra diện tích cốt thép trong xây dựng cơ bản nhất

Những lưu ý khi đọc bảng tra cốt thép:

  • Lựa chọn đường kính cốt thép theo dọc dầm
  • Đường kính chịu lực dầm sàn thường rơi vào khoảng từ 12 – 25mm
  • Đường kính trong dầm có thể lựa chọn lên đến 32mm
  • Không nên lựa chọn đường kính có kích thước lớn hơn 1/10 độ rộng của dầm
  • Mỗi loại dầm không nên lựa chọn đường kính hơn 3 loại cốt thép chịu lực. Những đường kính chênh nhau ít nhất là 2mm

Bảng tra diện tích cốt thép của sàn

Bảng tra diện tích cốt thép của sàn

Bảng tra diện tích cốt thép của sàn

Bảng tra trọng lượng của cốt thép tròn

STT Đường kính (mm) Trọng lượng/1m(kg) Trọng lượng/11.7m(kg)
1 6 0.22 2.60
2 8 0.39 4.62
3 10 0.62 7.21
4 12 0.89 10.39
5 14 1.21 14.14
6 16 1.58 18.47
7 18 2.00 23.37
8 20 2.47 28.85
9 22 2.98 34.91
10 25 3.85 45.08
11 28 4.83 56.55
12 32 6.31 73.87

Xem thêm:

Bài viết trên đây công ty xây dựng sửa chữa nhà chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về bảng tra diện tích cốt thép trong xây dựng mới nhất để giúp bạn tra cứu các loại thép nhanh chóng hơn. Hy vọng bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn

5/5 - (2 bình chọn)
Chia Sẻ