Gạch kính lấy sáng là gì? Hướng dẫn cách thi công gạch kính lấy sáng
Theo dõi TPNY trênMục Lục
Bạn đang thắc mắc không biết gạch kính lấy sáng là gì? Và đang băn khoăn vì không biết nên sử dụng gạch kính lấy sáng cho công trình của mình không? Loại gạch kính này có ưu và nhược điểm gì? Quy trình thi công ra sao? Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải thích chi tiết, cụ thể ở nội dung dưới đây
Gạch kính lấy sáng là gì?
– Gạch kính lấy sáng còn có thể gọi là gạch kính thủy tinh, gạch kiếng, khối thủy tinh, glass block. Đây được xem là cái tên khá thông dụng đối với lĩnh vực xây dựng hiện nay. Loại gạch này được rất nhiều công trình lựa chọn sử dụng
– Loại gạch này được tạo ra từ khối thủy tinh với nhiều đặc điểm nổi bật như: Cách nhiệt, cách âm, khả năng chống thấm tốt. Ngoài ra, loại gạch này có thành phần vô cùng thân thiện với con người và môi trường. Có thể phù hợp được với nhiều không gian khác nhau
– Có thể hiểu loại này sử dụng kính là chủ yếu. Tác dụng của nó là lấy sáng cho không gian. Làm cho không gian trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn
Gạch kính lấy sáng có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
Tính thẩm mỹ cao
– Gạch lấy kính trên thị trường hiện nay có đa dạng màu sắc, kích thước, mẫu mã khác nhau. Tùy vào nhu cầu, sở thích và không gian mà bạn có thể biến tấu, trang trí gạch với nhiều phong cách khác nhau. Giúp không gian tăng thêm sự mới mẻ, độc đáo, thu hút nhiều ánh nhìn
– Dù loại gạch này là loại trong hay mờ hoặc là loại không màu hay có màu. Loại gạch kính vẫn mang lại màu sắc bắt mắt, vẻ đẹp ấn tượng cho không gian. Vừa đảm bảo an toàn, ánh sáng tính thẩm mỹ. Đồng thời loại gạch này còn có thể kết hợp được với những vật dụng nội thất trong không gian vô cùng độc đáo
Phong cách nhã nhặn
– Những mẫu gạch kính hiện nay đều được thiết kế theo nhiều quy cách khác nhau. Có thể phù hợp với nhiều không gian để tạo ra không gian thoải mái, lấy sáng cho không gian. Tạo cho không gian sự sang trọng. Sẽ không hạn chế tầm nhìn ra xung quanh như các loại gạch khác
Khả năng cách nhiệt và cách âm tốt
– Cấu tạo của gạch kính bên trong là rỗng, áp suất 0.3atm. Vậy nên loại gạch này có khả năng cách nhiệt gấp đôi so với các loại gạch xây dựng khác. Bên cạnh đó nó cũng được đánh giá là loại gạch có thể giúp giảm sức nóng từ môi trường bên ngoài đến 52% so với các loại kính thông thường. Hoàn toàn phù hợp với khí hậu tại nước ta
Không bám dính, lau chùi dễ dàng
– Bề mặt gạch kính lấy sáng có khả năng chống bám dính tốt. Nhờ vậy mà có thể vệ sinh, lau chùi vô cùng dễ dàng
Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên gạch kính vẫn tồn tại một số điểm hạn chế như:
- Màu sắc, mẫu mã của các loại gạch không đồng nhất vì khác lô. Màu sắc giữa các lô gạch khác nhau đến 10%. Vậy nên nếu các công trình thiết kế gạch kính lấy sáng với lượng gạch lớn. Cần phải lên phương án dự phòng, tính toán cẩn thận sao cho phù hợp. Để tránh trường hợp gạch bị hư hỏng hay thiếu hụt thì sẽ khó tìm được mẫu, màu sắc gạch ban đầu
- Dễ bị nứt cạnh, vỡ góc: Đối với các không gian bị va chạm thường xuyên. Bề mặt gạch kính có thể dễ bị trầy xước, nứt cạnh, vỡ góc. Làm giảm đi giá trị thẩm mỹ ban đầu
- Người thợ thi công phải có tay nghề cao và am hiểu nhất định về loại gạch. Kinh nghiệm thi công cũng là một yêu cầu quan trọng. Nếu bạn không có tay nghề hay kinh nghiệm thì sẽ khó tự thi công được tại nhà
Xem thêm các bài viết liên quan:
Hướng dẫn cách thi công gạch kính lấy sáng
Bước 1: Lựa chọn loại gạch phù hợp
Gạch kính lấy sáng hiện nay có rất nhiều loại với đa dạng màu sắc, mẫu mã khác nhau. Bạn có thể lựa chọn loại gạch phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng và thích hợp với không gian muốn thi công gạch kính
Bước 2: Lập sơ đồ thi công
Sau khi lựa chọn loại gạch thì bạn hãy lập sơ đồ, lên kế hoạch thi công cho công trình của mình. Các viên gạch kính sẽ không thể cắt giảm. Lập sơ đồ thi công sẽ giúp cho quá trình thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn
Bước 3: Trộn vữa, lắp đặt
Tiến hành trộn vữa đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại. Lưu ý bạn chỉ nên trộn lượng vữa vừa đủ để sử dụng trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó thì trộn để sử dụng tiếp. Tránh tình trạng trộn nhiều sử dụng không hết sẽ làm vữa vón cục, lãng phí. Trộn theo tỷ lệ 10:10:3:0.3 (10 cát, 10 bê tông, 3 nước và 0.3 keo ướt)
Bước 4: Đặt miếng đệm giữa các khối gạch
Công đoạn tiếp theo đó là các bạn hãy dùng 1 miếng đệm có hình chữ T hoặc chữ L. Sau đó chèn vào giữa những khối gạch để đảm bảo từng cột và từng hàng gạch có khoảng cách cân bằng
Bước 5: Lắp đặt những thanh gia cố
Để làm tăng mức độ chịu lực của tường. Bạn hãy sử dụng những thanh gia cố từng khoảng cách 30cm
Bước 6: Lau dọn, vệ sinh sạch sẽ
Sau khi đã hoàn tất quá trình thi công thì bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ bề mặt và lau dọn khu vực thi công. Sau đó thì sử dụng khăn vải mềm ẩm lau sạch bề mặt gạch
Thị trường hiện nay có nhiều loại gạch khác nhau ra đời. Từ trong nước cho đến nhập khẩu. Các loại gạch với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc khác nhau mang đến giá trị thẩm mỹ cao lẫn hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên gạch kính lấy sáng vẫn giữ được những ưu điểm, nét riêng biệt nổi bật. Cùng với đó là giá thành hợp lý. Vậy nên có rất nhiều công trình lựa chọn sử dụng loại gạch này
Nếu bạn có nhu cầu thi công gạch kính lấy sáng cho công trình của mình. Quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến TPNY chúng tôi. TPNY đã được thành lập từ rất nhiều năm. Với nhiều kinh nghiệm thực hiện cho nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn cho quý khách loại gạch phù hợp với công trình lẫn sở thích của quý khách. Tìm ra phương án thi công phù hợp, tiết kiệm nhất. Sau đó sẽ tiến hành thi công nhanh chóng. Đảm bảo sự an toàn, thẩm mỹ cho công trình. Hãy liên hệ ngay đến TPNY khi có nhu cầu nhé.