Xà gồ là gì? Thường dùng để làm gì? Xà gồ có những loại nào?
Theo dõi TPNY trênMục Lục
Mái nhà để đảm bảo sự cân đối, tồn tại lâu dài qua thời gian, thời tiết mưa, nắng thì nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến sự quan trọng của những cây xà gồ. Có tác dụng nâng sức nặng của mái ngói, mái tôn. Bạn đã nghe nhiều về xà gồ, nhưng bạn đã biết xà gồ là gì? Và công dụng của nó dùng để làm gì chưa? Nếu chưa thì mời bạn tham khảo thêm nội dung dưới đây. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vật liệu này nhé.
Xà gồ là gì?
– Xà gồ là cấu trúc được đặt ngang mái nhà. Có tác dụng chống đỡ trọng lượng của tầng mái, các vật liệu phủ. Được hỗ trợ từ những bức tường hoặc từ dầm thép, kèo gốc,…
– Đối với những công trình có kết cấu bằng nhôm, thép. Xà gồ thường sẽ có hình chữ W hay kiểu máng rãnh. Được dùng để những kết cấu chính hỗ trợ mái nhà.
Xà gồ thường được sử dụng để làm gì?
– Xà gồ là loại vật liệu thường được sử dụng để làm đòn thép, khung cho nhà xưởng, những công trình dân dụng kèo thép nhà kho,…
– Xà gồ được cấu tạo từ thép chống rỉ sét nên chuyên sử dụng để làm mái, làm nhà khung.
Ưu điểm của xà gồ trong xây dựng là gì?
Xà gồ có những ưu điểm sau đây:
– Siêu nhẹ, chắc và bền
– Không bắt lửa
– Không bị rỉ sét, mục, hoàn toàn có thể chống được côn trùng, mối mọt tốt
– Chất lượng tương đối ổn định. Không bị cong, võng, vặn xoắn hay oằn
– Giá thành ổn định. Xà gồ có giá khá bình dân
– Thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Có những loại xà gồ nào?
– Có các loại xà gồ như: Xà gồ dạng chữ I, C, U, Z,…
– Chất liệu: Thanh của xà gồ làm từ thép được mạ hợp kim nhôm và kẽm. Với những kiểu dáng chữ C, U,I,Z có sóng nằm sẽ làm tăng thêm độ cứng cho vật liệu.
– Với độ cứng, không rỉ cũng như độ bền mà xà gồ mang đến. Vật liệu này thường được sử dụng trong những công trình xây dựng giúp gia tăng độ vững chắc của các công trình. Tùy vào từng loại công trình khác nhau mà ta sẽ sử dụng những loại xà gồ phù hợp.
Một số lưu ý trong quá trình thiết kế xà gồ
– Khi thiết kế xà gồ trước tiên cần dựa vào độ dài tấm lợp sử dụng cho công trình. Và còn phụ thuộc vào tải trọng của phần mái phụ.
– Ngoài ra, trọng lượng tấm lợp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế xà gồ. Nếu tấm lợp nặng, cần phải tốn nhiều phần xà gồ hơn, hệ khung vì kèo sẽ nặng hơn. Nếu sử dụng tấm lợp nhẹ, bạn không cần tốn nhiều chi phí cho xà gồ và hệ vì kèo.
– Tỷ số cân đối giữa chiều dài và độ sâu của xà gồ là 1/32. Tấm kim loại và ván gỗ sử dụng cho mái và tường phải tương ứng với độ dài, tải trọng của những xà gồ trên mái.
– Tấm lợp mái nhà thường được sử dụng như lớp màng chắn gió, động đất cùng với hệ thống giằng ngang ở bên dưới. Khoảng cách chuẩn giữa những cột xà gồ mái và xà gồ tường là từ 4-6 ft.
– Sử dụng thanh treo để truyền trọng lực xà gồ đến một bộ phận hỗ trợ. Ngoài ra, nó còn để kiểm soát độ chênh lệch của xà gồ và cột dầm được tăng cứng.
– Cần phải trang bị toàn bộ chóp mái nhà thanh treo. Và phải cân bằng tại những vị trí tương ứng với phía đối diện các chóp mái. Để làm tăng độ cứng xà ngang thì đòn đỉnh của mái sẽ được gắn chặt với nhau tại các điểm dọc theo độ dài của chúng.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin để giúp bạn biết được xà gồ là gì? Và một số lưu ý trong quá trình thiết kế xà gồ bạn nên tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể bổ sung thêm những điều hữu ích vào kho tàng kiến thức của mình.